Nguyên khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi bắt đầu ăn dặm

Rối loạn tiêu hóa khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm chắc chắn là “cơn ác mộng” của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa. Bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề như biếng ăn, hay ốm, chậm lớn. Cùng Snow baby tìm hiểu các nguyên nhân sau khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi bắt đầu ăn dặm để có biện pháp phòng tránh và can thiệp kịp thời các mẹ nha!

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé bước vào giai đoạn quan trọng đó là “giai đoạn ăn dặm”, chập chững làm quen với các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ, thức ăn đặc hơn và đa dạng hơn. Đây có thể coi là bước tiến quan trọng với hệ tiêu hóa, phát triển thể chất, kỹ năng….của bé từ khi ra đời. Nhưng cùng với đó, hệ tiêu hóa dễ nảy sinh các rối loạn, “khủng hoảng giai đoạn ăn dặm”…và nhiều vấn đề khác liên quan tới giai đoạn này.

Nguyên khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi bắt đầu ăn dặm

Vì sao bé dễ bị rối loạn tiêu hóa khi mới bắt đầu ăn dặm?

    1.Sự thay đổi đột ngột chế độ ăn

Khi mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt nên chưa thích nghi kịp với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn, từ sữa dạng lỏng sang thức ăn đặc hơn. Khi đường ruột phải làm việc quá tải, hệ vi sinh rất dễ bị mất cân bằng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

    2. Thực phẩm ăn dặm giàu đạm

Các loại thực phẩm có thành phần giàu chất đạm thường khiến hệ tiêu hóa “đầu tư” thời gian dài để xứ lý hoàn toàn. Chính vì vậy, ở thời kỳ mà hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, nếu áp dụng thường xuyên chế độ ăn nhiều đạm sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng, biếng ăn ở trẻ. Từ đó, rối loạn tiêu hóa cũng “tự giác” xuất hiện làm phiền cả mẹ và bé.

   3. Ăn dặm quá sớm

Các bậc cha mẹ lưu ý không nên cho con ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi trở lên. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé còn yếu và chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Nguyên nhân là do tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylase và ptyalin ở nước bọt, thế nhưng phải từ 6 tháng tuổi trẻ lên, nước bọt của trẻ mới tiết ra nhiều. Theo đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến nhiều “hệ lụy” cho đường ruột như mất cân bằng vi sinh, khó tiêu, đau bụng,… – những lý do điển hình gây nên rối loạn tiêu hóa.

   4. Khẩu phần ăn quá nhiều

“Cho con ăn càng nhiều càng tốt” là quan niệm khó bỏ của không ít bà mẹ Việt. Tư tưởng lối mòn này khiến trẻ dễ dàng bị rối loạn tiêu hóa. Lượng thức ăn nạp vào quá tải khả năng tiêu hóa của dạ dày khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ hết, đi ngoài ra phân sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.

Mẹ nên làm gì để phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ ở thời kỳ ăn dặm?

Nguyên khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi bắt đầu ăn dặm

Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nên lựa chọn thời điểm ăn dặm thích hợp nhất khi hệ tiêu hóa của con sẵn sàng là 6 tháng tuổi trở lên. Khi bắt đầu ăn dặm nên cho con ăn từ từ, từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều, trước khi ăn đồ ăn lạ mẹ nên cho con thử một lượng ít để hệ tiêu hóa của con làm quen.

Cùng với đó, mẹ có thể bổ sung cho con các bữa phụ là thực phẩm dành riêng cho lứa tuổi ăn dặm như: sữa nội địa Nhật Bản Snow Pure (Dành cho bé từ 0-12 tháng), bánh ăn dặm BeanStalk Nhật Bản, Sữa chua khô Kiwigarden của NewZeaLand… Đều hỗ trợ con rất tốt về dinh dưỡng trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, đồng thời hỗ trợ bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bài viết Liên quan

Nội dung của trang web này là thông tin về sản phẩm dành cho bé dưới 36 tháng tuổi,giúp bổ sung năng lượng và vi chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sự phát triển các tố chất sức khỏe của trẻ theo sinh lý tuổi, đồng thời hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể.

Lưu ý: ”Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Mẹ nên duy trì việc cho trẻ dùng hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi” – Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Nghị định số 100/2014/NĐ-CP (Quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo). “Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo” nằm trong danh mục những sản phẩm , hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo – Mục 4, điều 7, chương I, Luật Quảng cáo Việt Nam (Luật số: 16/2012/QH13).

Tuân thủ khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, Nghị định và Luật quảng cáo nêu trên, thông tin của trang web này không nhằm mục đích quảng cáo công khai và bạn được khuyến khích đọc khuyến cáo này trước khi tiếp tục tìm hiểu.

Việc tiếp tục tham khảo thông tin trên trang web này là quyết định do chính bạn chịu trách nhiệm sau khi đã đọc và hoàn toàn hiểu rõ khuyến cáo này; hoặc bạn là nhân viên y tế. SnowBaby được miễn trừ mọi trách nhiệm liên quan, dưới bất kỳ hình thức nào về quyết định tham khảo thông tin và chọn lựa sản phẩm của bạn.

Tôi hoàn toàn hiểu rõ nội dung của khuyến cáo này và đồng ý tiếp tục tìm hiểu sản phẩm.