Cách chế biến và cho con ăn trứng đúng cách ở từng độ tuổi khác nhau các mẹ rất nên nắm rõ

Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Có nhiều cách chế biến món trứng như chiên, hấp nên trẻ rất dễ ăn. Ăn trứng rất tốt nhưng không nên ăn nhiều, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn trứng tùy theo độ tuổi và phương pháp chế biến khác nhau.

Trẻ từ 0 – 1 tuổi: Lòng đỏ trứng gà

Thông thường, trẻ khoảng 6 tháng tuổi có thể ăn thêm thực phẩm bổ sung. Các bác sĩ khoa nhi khuyến cáo, cho trẻ ăn thực phẩm bổ sung cần theo tuần tự: cơm nát – rau nghiền – thịt nghiền – lòng đỏ trứng gà. Lần đầu tiên trẻ ăn lòng đỏ trứng gà, mẹ nên nghiền lòng đỏ, hoặc trộn vào cơm nát cho trẻ ăn. Lượng lòng đỏ cho trẻ ăn có thể là 1/4 đến 1/2 sau đó là cả lòng đỏ trứng gà.

Cách chế biến và cho con ăn trứng đúng cách ở từng độ tuổi khác nhau các mẹ rất nên nắm rõ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Các bác sĩ khoa nhi khuyến cáo: Mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng gà, bởi dạ dày của trẻ nhỏ còn yếu. Nếu tính riêng lòng đỏ trứng gà là đủ đáp ứng chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ hấp thu thêm protein từ lòng trắng trứng gà là quá nhiều, không có lợi cho hệ tiêu hóa, thậm chí gia tăng nguy cơ dị ứng đối với trẻ.

Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Súp trứng gà, trứng hấp

Cách chế biến và cho con ăn trứng đúng cách ở từng độ tuổi khác nhau các mẹ rất nên nắm rõ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo độ tuổi trưởng thành, cơ thể trẻ sẽ cần hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ ngày càng hoàn thiện, ngoài lòng đỏ trứng gà, nay trẻ có thể ăn thêm lòng trắng trứng gà. Khi trẻ ăn lòng trắng trứng gà, mẹ hãy quan sát hệ tiêu hóa của trẻ có phản ứng bất thường không. Mẹ cho trẻ ăn lòng trắng trứng gà tương tự như cách ăn lòng đỏ là 1/4 đến 1/2, sau đó là cả lòng trắng trứng gà. Khi trẻ có thể ăn hoàn chỉnh một quả trứng, mẹ nên thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách chế biến món súp trứng gà kết hợp với thịt vụn và rau nghiền.

Trẻ trên 2 tuổi: Trứng chiên

Cách chế biến và cho con ăn trứng đúng cách ở từng độ tuổi khác nhau các mẹ rất nên nắm rõ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bữa ăn của trẻ trên 2 tuổi tương tự như bữa ăn của người trưởng thành. Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể chế biến món trứng chiên cho trẻ thưởng thức. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế dầu mỡ khi chiên trứng. Bởi quá nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến trẻ bị đau bụng.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn trứng:

1. Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều trứng

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu, khả năng hấp thu kém. Trẻ dưới 1 tuổi, mẹ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà khoảng 2 – 3 lần/tuần. Trẻ trên 1 tuổi, mẹ cho trẻ ăn 2 – 3 quả trứng/tuần. Trẻ  trên 2 tuổi, mỗi ngày ăn 1 quả trứng là đủ.

Cách chế biến và cho con ăn trứng đúng cách ở từng độ tuổi khác nhau các mẹ rất nên nắm rõ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

2. Không cho trẻ nhỏ ăn trứng chưa chín

Mẹ không nên cho trẻ ăn trứng nấu chưa chín. Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, trẻ có thể bị bệnh bởi bên trong trứng nấu chưa chín vẫn tồn tại vi khuẩn.

3. Hạn chế ăn trứng chiên

Phương pháp chế biến trứng chiên ở nhiệt độ cao sẽ khiến chất dinh dưỡng mất đi, không có lợi cho sự hấp thu của cơ thể trẻ nhỏ. Quá nhiều dầu mỡ từ món trứng chiên cũng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.

4. Trẻ dị ứng trứng gà không nên ăn trứng

Nguồn đạm ở lòng trắng trứng gà là albumin dễ gây trường hợp dị ứng. Khi mẹ cho trẻ ăn trứng, cần theo tuần tự là gia tăng dần. Trẻ ăn trứng nếu có biểu hiện như nổi mẩn đỏ, chân tay sưng phù, nôn ói, đau bụng, sốt, hô hấp khó khăn… mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện. Trẻ từng có biểu hiện dị ứng khi ăn trứng gà, nghĩa là cũng không thể ăn trứng cút, trứng vịt.

Bài viết Liên quan

Nội dung của trang web này là thông tin về sản phẩm dành cho bé dưới 36 tháng tuổi,giúp bổ sung năng lượng và vi chất dinh dưỡng cần thiết hỗ trợ sự phát triển các tố chất sức khỏe của trẻ theo sinh lý tuổi, đồng thời hỗ trợ duy trì sức khỏe tổng thể.

Lưu ý: ”Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Mẹ nên duy trì việc cho trẻ dùng hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi” – Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Nghị định số 100/2014/NĐ-CP (Quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo). “Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo” nằm trong danh mục những sản phẩm , hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo – Mục 4, điều 7, chương I, Luật Quảng cáo Việt Nam (Luật số: 16/2012/QH13).

Tuân thủ khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, Nghị định và Luật quảng cáo nêu trên, thông tin của trang web này không nhằm mục đích quảng cáo công khai và bạn được khuyến khích đọc khuyến cáo này trước khi tiếp tục tìm hiểu.

Việc tiếp tục tham khảo thông tin trên trang web này là quyết định do chính bạn chịu trách nhiệm sau khi đã đọc và hoàn toàn hiểu rõ khuyến cáo này; hoặc bạn là nhân viên y tế. SnowBaby được miễn trừ mọi trách nhiệm liên quan, dưới bất kỳ hình thức nào về quyết định tham khảo thông tin và chọn lựa sản phẩm của bạn.

Tôi hoàn toàn hiểu rõ nội dung của khuyến cáo này và đồng ý tiếp tục tìm hiểu sản phẩm.